Thoi Bao Community Fund
Brick Number: 
09838-09840

In memory of the Victims of the communist re-education camps.
 
 In Memory of Kha-Tư-Giáo (1942 – 1976) and thousands of victims who died in the Communism prison camps 

Black April: Remembering the Kha Tu Giao - the indomitable friend in prison. 
I was the soldier who surrendered while fighting 
I am an exiled prisoner in my own country 
How many years have passed? 
Oh, my dear Country, I never forget the moment 
When Our Flag falls and the gun had stopped (surrendered) 
Sad warriors found themselves on the street 
This Prison life had closed (ended) a life of war 
 
I will never forget the blood and bones which my compatriots had sacrificed for my Homeland I will never forget your quiet sacrifices in this dungeon. 
(“Song of A Prisoner” by V.Q. Tuệ) 
After the Tet Offensive (invasion) by the North Vietnamese Communists and its puppet organization of the Southern Liberation Front into the cities of South Viet-Nam (the Republic), in 1968, the government of the Republic of Vietnam issued a Partial General Mobilization Order. The first Class of the Business Politics program had ended when the University had not started graduate school, so most of the graduates joined the Army. 
 
The end of the first Class (“Class-1”, or Class ONE) of Business Politics was chaired by the late (then-)President of the Republic of Vietnam Nguyen-Van-Thieu. Two platoons of cadet-preparatory students who were attending training at Quang Trung training center were intervened by Pastor Nguyen Van Lap, President of Dalat University's Institute to return to (graduating) School to attend the graduation ceremony. 
According to a former Class-1 student, President Thieu looked down to see students dressed in black, with new graduates wearing jumping "boots", he turned to the Abbot (Master, Head of School) in surprise and asked, “Father, why are the Students in boots?”. The School President answered, “Mr. President, because upon graduation, these students are governed by the General Drafting Act, so they (automatically) joined the September of 1968 class of the Thu-Duc Infantry School. 
Kha-Tu-Giao was one of the cadet-students who left the school at that time, when I first entered the year of initiation. Graduating with the rank of preparatory Lieutenant, he was relegated to the Banking of Saigon as a financial specialist. This shackle could not subdue the will of a young soldier. 
At the behest of the Saigon Military Administration Committee (after the 1975 Fall of Saigon on April 30th), the junior officer brought with him 10 days of "re-education" food. Kha Tu Giao, less than 30 years old, the last ranked as lieutenant, presented himself at the Saigon Architectural University on May 28, 1975. 
I met him again after being transferred to "Thanh Ong Nam", the old base of the 5th Division of Tectonics Engineers in (the city of) Hoc-Mon by Molotova. To me, he was not just any prisoner but a senior in the army and in the university environment. 3 After a few weeks of tension with résumés, the Communists began a campaign to "brainwash" prisoners with 10 political lessons, including the first one entitled "The American Empire invaded our country." … “USA is the enemy of our people. " That day (in 1975), the United States was the enemy but now (in the new Millenium, 2020) different from before, Hanoi being treacherous as ever, had laid down the red carpets 3 times to welcome the (various) Presidents of the United States. 
During this period of political study, Kha Tu Giao fought directly with the enemy with unyielding will and without an inch of iron in his hand. Kha Tu Giao had his biological uncle Kha Vang Can (1908-1982), a Saigonese who went (defected) to the North, the former Minister of Light Technology, and at that time was Chairman of the State Special Science and Technology Committee in charge of the South. (Kha-Vang-Can was part of the North Vietnamese communist regime). Mr. Can once advised Kha Tu Giao to admit his wrong(s) so that he would be allowed to go home. The younger brother of Kha Tu Giao, Mr. Kha Tu Huan, a lieutenant, obeyed Mr. Can's confession, and only spent a year in prison then he was released by the communist. 
Meanwhile, Kha Tu Giao resolutely never admitted any crime (wrong-doing); even the prison officials repeatedly said that Kha Tu Giao would be "released" if he admits his “crimes”. Having pleaded not guilty, Kha Tu Giao also told the officials: "I have no relatives working with the Communists!" 
Kha Tu Giao, after each/every political lesson, in the self-examination (criticizing) article, (always) submitted a blank paper. In the days of imprisonment in Phu Quoc, the health of the prisoner was plummeting due to hard labor, using iron stakes to grow bare hills and corn to eat but lacking food and drink. During the reviews, Kha Tu Giao always asserted that he was not guilty and "suggested" "if (found) guilty, he should be shot; (otherwise) “If you feel that I am not guilty, then I must let go! " Giao told the guard-officer. Our inmates often heard him arguing with the prison staff, which led the regimental commander's office to bring about some politicians over to talk with Mr. Giao. 
Once a communist praised the advantages of socialism when Teacher raised his hand to speak: “Cadres promote socialism. We heard it was too confusing and far too high to be honest, we didn't really need to know or understand. We Southerners simply understand that theism that brings happiness to the people is the primacy.” 
On another occasion, after a political class, everyone was tired of the propaganda, the officer said: “If You guys don’t try to study well, you won't have much rice to feed yourself.” 
Seeing Giao raised his hand to speak, the Officer frowned but was also reluctant to speak. “The revolution told us to go to school for 10 days but until now it's been a few months and still kept us back; Now you say you don't have any rice to feed us?” 
The Teacher was upset/hot: "Who told you that you only had 10 days to study?" Giao loudly said: "A word of the Revolutionary had misled 99% of people to misunderstanding its words’ meaning, is it the fault of the People or the Revolutionary?". 
In fact, we are guilty of being "stupid" and have been tricked. The communist Military Administration's announcement said 10 days of food, but did not say "10 days of study". During his time in Phu Quoc, one day Kha Tu Giao, suffering from toothache, being ill and taking a leave of absence, but the prison authorities refused to let him go and he had to collect firewood like everyone else. Entering the forest, he found a small log like a shoulder stick. A soldier forced him to return to the forest to exchange a bigger log. Kha Tu Giao answered: “you told me work as your ability allows since I am sick today, so I did… this stick befitted my ability today …” 
The North Vietnamese guard insisted on making Kha Tu Giao go back to get a bigger piece of firewood, he refused. This guard loaded AK bullets, pointed the gun at him, threatening to shoot if he disobeyed orders. Giao calmly removed his glasses and pointed his finger at his face, then said to the soldier: "Please shoot here!" 
The angry guard pointed his gun into the sky, firing all his bullets from his (Russian-made) AK-47. The collectors of firewood were near Duong Dong forest commune market so many local people have witnessed the incident. 
Because Kha Tu Giao pleaded not guilty, the prison officials forced all prisoners to study politics once a month to "help" the Catholic brother to plead guilty. 
Once, after returning home from work, the whole camp had to study continuously for 1 week continuously to "comment" with Kha Tu Giao to advise him to plead guilty. After 7 nights of sitting with his back bent, he raised his hand and said: "First of all, thank you for all the suggestions "for me this week; And now I realize that I have a sin. My crime is ‘I couldn't tell you I am not guilty”. When he finished, the prison camp laughed. It was the last "comment" with him in Phu Quoc around mid-May 1976. 
He was then placed in solitary confinement in "connex" by spitting in front of a prison guard. Every night, from the connex, he kept screaming lyrics from a Le-Minh-Bang's song " A Night To Pray/A Prayer’s Night": 
"Dear God, have Thy any sympathy (“deep understanding”) for This Vietnam ... A true/pure heart never knows how to lie!” 
The hot sun makes him always thirsty "Water! Water!" but prison officials only gave water when he was fed. He opposed the treatment with a hunger strike. 
Due to a war with the Khmer Rouge, the prisons in Phu Quoc moved their prison to the mainland. At the time of transfer, due to his long shackle legs, the inmates had to help Giao by his armpits to assist him walk for 7 kilometers from the camp to the harbor. Kha Tu Giao at that time, though exhausted, still joked with us: “The officials told me to keep my eyes on the brothers who will leave ahead of me, I am to stay behind as the last to close the prison. Now, I am ahead of you. You see, the Communists always lie. The phrase "Don't believe what the Communists say" is always true. " 
That was the last time I saw Kha-Tu-Giao. 
Aboard the ship HQ 403, although he was unsteady, he was handcuffed to the train's hand. His legs were shackled with two wooden planks with semicircular holes carved into each other. HQ 403 sent the prisoners back to Saigon New Port after 2 days. He was sent back to Long Giao (Xuân Lộc, Long Khánh province - rear base and former Training Center of the 18th Land Army Division). I took the next flight to be taken to Trang-Lon base of the 25th Division. 
Kha Tu Giao passed away from exhaustion and was buried by his fellow prisoners in Long Giao. The indomitable spirit of Kha Tu Giao for more than 1 year was exiled in Thanh Ong Nam, to Phu Quoc and then to Long Giao, causing misery to all guards to show that: 
“Do not be afraid of what the Communists do. Do what the Communists fear. " – VPY 
 
 
Tưởng nhớ Kha Tư Giáo (1942 – 1976) 
và hằng ngàn nạn nhân cộng sản đã chôn vùi thân xá trong trại tù cộng sản tại Việt Nam. 
Tháng Tư đen: Nhớ đến Kha Tư Giáo – Người bạn tù bất khuất 
Tôi là người lính phải đầu hàng khi còn đang chiến đấu 
Tôi là người tù bị lưu đày trên chính quê hương tôi 
Đã bao năm trôi qua 
Núi sông ơi bao giờ tôi quên giây phút 
Khi bóng cờ ngã xuống súng buông xuôi 
Chiến y buồn phơi thây trên đường phố 
Kiếp tù binh khép lại đời chiến chinh 
Tôi không bao giờ quên máu xương bạn bè đã đổ xuống cho quê hương Tôi không bao giờ quên những hy sinh âm thầm của anh em trong ngục tối (Bài ca người tù binh -V.Q. Tuệ) 
Sau cuộc tổng tấn công Mậu Thân của Cộng sản Bắc Việt và tổ chức bù nhìn Mặt trận Giải phóng miền Nam vào các thành phố miền Nam, năm 1968, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành lệnh Tổng động viên từng phần. Khóa 1 Chính trị Kinh doanh ra trường vào lúc trường chưa mở bậc Cao học, nên hầu hết các sinh viên tốt nghiệp đều gia nhập Quân đội.
Lễ mãn khóa 1 Chính trị Kinh doanh do Cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa. Hai trung đội khóa sinh Dự bị Sinh viên Sĩ quan đang thụ huấn tại trung tâm huấn luyện Quang Trung, được Cố Linh mục Nguyễn Văn Lập, Viện trưởng Viện Đại học Đà Lạt can thiệp trở về trường Mẹ dự lễ tốt nghiệp. 
Theo một cựu sinh viên khóa 1 cho biết, TT Thiệu nhìn xuống thấy các sinh viên mặc áo đen, đội mũ tân khoa nhưng mang giầy "bốt đờ sô', ông ngạc nhiên quay qua Cha Viện Trưởng hỏi, Thưa Cha, sao các sinh viên mang giày trận? Cha Viện Trưởng trả lời, Thưa Tổng Thống vì sau khi tốt nghiệp các sinh viên này bị chi phối bởi Sắc Luật Tổng Động Viên nên đã nhập ngũ khóa 9/68 trường Bộ binh Thủ đức. 
Kha Tư Giáo là một trong các sinh viên đã rời trường vào thời điểm đó, lúc tôi mới vào trường năm Nhập môn. Tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy trừ bị, anh được biệt phái về Kỹ Thương ngân hàng ở Sài Gòn với chức vụ chuyên viên tài chánh. Gông cùm không khuất phục được người lính trẻ. 
Theo lệnh của Ủy ban Quân quản Sài Gòn, sĩ quan cấp úy mang theo 10 ngày lương thực “học tập cải tạo”. Kha Tư Giáo, chưa đến 30 tuổi đời, cấp bậc cuối cùng là trung úy trình diện tại trường đại học Kiến Trúc Sàigòn ngày 28 tháng 5 năm 1975. 
Tôi gặp lại anh sau khi được chuyển đến “Thành Ông Năm”, căn cứ cũ của Liên đoàn 5 Công binh Kiến tạo ở Hóc Môn bằng xe Molotova. Đối với tôi, anh là bạn tù nhưng là đàn anh trong quân đội và cả ở môi trường đại học. 
Sau vài tuần căng thẳng với những bản tự khai lý lịch trích ngang, Cộng sản bắt đầu chiến dịch “tẩy não” tù binh với 10 bài học chính trị trong đó có bài đầu tiên mang tựa đề “Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, là kẻ thù của nhân dân ta”. Ngày đó, Mỹ là kẻ thù nhưng bây giờ khác xưa, Hà Nội tráo trở, đã ba lần trải thảm đỏ đón Tổng thống Hoa Kỳ.  Trong thời gian học tập chính trị này, Kha Tư Giáo đã chiến đấu trực diện với kẻ thù bằng ý chí kiên cường và trong tay không một tấc sắt. Kha Tư Giáo có người chú ruột là Kha Vạng Cân (1908-1982), dân Sài Gòn tập kết ra Bắc, cựu Bộ trưởng Bộ Công Nghệ Nhẹ, và lúc đó đang là Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đặc trách miền Nam. Ông Cân đã có lần khuyên Kha Tư Giáo nên nhận tội sẽ được cho về. Em ruột của Kha Tư Giáo là Kha Tư Huấn, trung úy, đã nghe theo lời ông Cân nhận tội, chỉ bị tù một năm rồi được CS thả về. 
Trong khi đó, Kha Tư Giáo cương quyết không bao giờ nhận bất cứ tội gì; mặc dù chính ngay các cán bộ quản giáo đã nhiều lần nói Kha Tư Giáo cứ “nhận tôi” thì sẽ phóng thích. Đã không nhận tội, Kha Tư Giáo còn nói với cán bộ quản giáo: “Tôi không có thân nhân nào làm việc với Cộng sản!” 
Kha Tư Giáo, sau mỗi bài học chính trị, trong bài viết tự kiểm, đều nộp giấy trắng. 
“Tôi chỉ có một tội duy nhất là sinh ra ở miền Nam. Là người dân miền Nam, tôi lớn lên dưới chính thể quốc gia, nên tôi phải phục vụ và chỉ phục vụ cho chính thể đó”, Kha Tư Giáo nói với cán bộ quản giáo. 
Sau khi chính ủy trung đoàn “đấu tranh” với Kha Tư Giáo không đạt kết quả, một tên cán bộ quản giáo nói với Kha Tư Giáo: “Bây giờ tôi nói chuyện với anh như hai người ngang hàng. Anh định nghĩa cho tôi biết thế nào là tự do?” 
Kha Tư Gíao trả lời: “Anh là kẻ chiến thắng, tôi là người thua trận, không bao giở có thể có chuyện ‘nói ngang hang với nhau’ được. Còn anh hỏi tôi ‘định nghĩa thế nào là tự do’ thì tôi không định nghĩa được vì nghĩa của chữ tự do quá rộng. Nhưng mà khi tôi bị mất tự do là tôi biết liền.” 
Cuối năm 1975, cán bộ quản giáo thông báo cho tù nhân biết rằng nhờ “học tập tiến bộ” chúng tôi được chuyển sang giai đoạn 2 học tiếp trước khi được phóng thích. Một số tù nhân được chuyển ra Tân Cảng, Sài Gòn vào nửa đêm. Cộng sản sử dụng dương vận hạm HQ 504 do cựu sĩ quan Hải quân VNCH điều khiển nhưng sĩ quan Cộng sản là hạm trưởng đưa tù nhân ra đảo Phú Quốc, giam ở các trại tù phiến Cộng cũ ở xã Dương Đông vào chiều ngày 30 Tết Bính Thìn 1976. 
Khi nhìn thấy anh Kha Tư Giáo cùng bước xuống tàu với chúng tôi, ai cũng hiểu “trình độ học tập của mình” đã tiến bộ đến mức nào? Những ngày tù đày ở Phú Quốc, sức khỏe của người tù tuột dốc thê thảm do lao động khổ sai, dùng cọc sắt kẻm gai cuốc đồi trọc trồng bắp nhưng ăn uống lại thiếu thốn. 
Trong các buổi kiểm điểm, Kha Tư Giáo luôn khẳng định anh không có tội và “đề nghị” “nếu có tội cứ việc đem ra bắn; còn thấy tôi không có tội thì phải thả tôi ra tự do!” 
Những người tù chúng tôi thường xuyên được nghe anh đấu khẩu với tên cán bộ quản giao khiến bộ chỉ huy trung đoàn phải đưa cán bộ chính trị viên xuống đối thoại với anh Giáo. 
Có lần một tên cán bộ đang ca ngợi những ưu việt của chủ nghĩa xã hội thì anh Giáo giơ tay xin phát biểu: 
“Cán bộ đề cao xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi nghe thấy khó hiểu và cao xa quá xong thực ra chúng tôi không cần biết mà cũng không cần hiểu làm gì. Dân miền Nam chúng tôi chỉ đơn giản hiểu cái chủ nghĩa nào mang lại cơm no áo ấm hạnh phúc cho người dân đó mới là chủ nghĩa ưu việt mà thôi.” 
Một dịp khác, sau một buổi học chính trị, thấy ai cũng mệt mỏi với những lời tuyên truyền, cán bộ quản giáo nói: “Các anh ráng học tập tốt để về chứ nhà nước đâu có cơm gạo nhiều để nuôi các anh.” 
Thấy anh Giáo giơ tay xin phát biểu, tên cán bộ cau mặt nhưng cũng miễn cưỡng cho anh nói. 
“Cách mạng bảo chúng tôi đi học 10 ngày mà cho đến nay đã mấy tháng rồi vẫn giữ chúng tôi lại chưa cho về; nay lại nói là không có cơm gạo để nuôi chúng tôi là làm sao?” 
Tên cán bộ nổi nóng: “Ai nói với các anh là chỉ đi học tập có 10 ngày?” 
Anh Giáo lớn tiếng: “Một lời nói của các mạng để 99% người dân hiểu lầm vậy thì đó là lỗi của người dân hay của cách mạng?”. Thực ra, chúng tôi mang tội “ngu” nên mới bị lừa. Thông cáo của Ủy ban Quân quản Cộng sản nói đem lương thực 10 ngày, đâu có nói “học 10 ngày”. 
Trong thời gian ở Phú Quốc, có một ngày Kha Tư Giáo, bị đau răng, khai bịnh và xin nghỉ lao động nhưng cán bộ quản giáo không cho, vẫn bắt anh đi lấy củi như mọi người. Vào rừng, anh tìm một khúc củi nhỏ như chiếc đòn gánh vác về. Một tên bộ đội bắt anh phải trở vào rừng đổi một khúc cây to hơn. Kha Tư Giáo trả lời: 
“Hôm nay tôi bịnh. Xin nghỉ các anh không cho; nên tôi làm như các anh nói ‘làm theo khả năng và hưởng theo nhu cầu.’ Tôi vác khúc cây này là đúng sức của tôi rồi.” 
Tên bộ đôi nhất định bắt Kha Tư Giáo phải quay trở lại lấy khúc củi to hơn, anh từ chối. Tên vệ binh này lên đạn súng AK, chĩa súng vào người anh hăm dọa sẽ bắn nếu anh không tuân lệnh. Kha Tư Giáo bình tĩnh tháo kiếng cận ra và chỉ ngón tay vào mặt của mình rồi nói với tên bộ đội: “Anh hãy bắn vào đây này!” 
Tên bộ đội tức giận chỉa súng lên trời bắn cả băng đạn AK. Khu rừng lấy củi gần chợ xã Dương Đông nên nhiều người dân địa phương đã chứng kiến sự việc xảy ra. 
Vì Kha Tư Giáo không nhận tội, cán bộ quản giáo trại bắt tất cả tù nhân mỗi tháng học tập chính trị một lần để “giúp đỡ” anh Giáo nhận tội. Có một lần, sau khi lao động về, cả trại vào buổi tối phải học tập liên tục trong 1 tuần lễ để “góp ý” với Kha Tư Giáo khuyên anh nhận tội. Sau 7 đêm ngồi cong lưng, anh giơ tay xin phát biểu: “Trước hết, xin cám ơn các bạn đã ‘góp ý’ cho tôi cả tuần nay; và bây giờ tôi nhận ra là tôi có một tội. Cái tội của tôi là ‘Tôi đã không thể nói cho các bạn hiểu là Tôi không có tội”. Anh nói xong, cả trại tù cười ồ. Đó là lần “góp ý” sau cùng với anh tại Phú quốc vào khoảng giữa tháng 5/1976. 
Sau đó anh bị đem đi biệt giam vào “connex” do phun nước miếng trước mặt một tên quản giáo. Đêm nào, từ trong connex anh cũng liên tục gào thét lên một câu trong bài hát “Đêm nguyện cầu” của Lê Minh Bằng: 
“Thượng đế hỡi có thấu cho Việt Nam này… 
Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối!” 
Nắng nóng khiến anh luôn miệng kêu khát “Nước! Nước!” nhưng cán bộ trại tù chỉ cho nước khi cho anh ăn. Anh phản đối tuyệt thực luôn. 
Do có chiến tranh với Khmer đỏ, các trại giam ở Phú Quôc di chuyển tù vào đất liền. Lúc chuyển trại, do chân bị cùm lâu ngày, bạn tù phải xốc nách dìu anh đi bộ suốt 7 cây số từ trại ra bến cảng. 
Kha Tư Giáo lúc đó tuy kiệt sức nhưng vẫn nói đùa với chúng tôi: “Cán bộ nói tôi chống mắt xem các anh em về trước, tôi ở lại đóng cửa trại giam. Bây giờ, tôi đi trước các anh. Các anh thấy không, Cộng sản luôn nói láo. Câu “đừng tin những gì Cộng sản nói” bao giờ cũng đúng”. 
Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy anh Kha Tư Giáo. 
Trên tầu HQ 403, mặc dầu đứng không vững, nhưng anh vẫn bị còng tay vào thành tầu. Hai chân anh bị cùm bằng 2 thanh gỗ có khoét lỗ hình bán nguyệt kẹp vào nhau. Tầu HQ 403 đã đưa tù nhân về lại bến Tân Cảng Sàigòn sau 2 ngày. Anh Gíáo bị đưa về Long Giao (Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh - hậu cứ và Trung tâm huấn luyện cũ của Sư đoàn 18 BB). Tôi đi chuyến sau bị đưa về căn cứ Trảng Lớn của Sư đoàn 25. 
Kha Tư Giáo ra đi vì kiệt sức và được anh em bạn tù chôn cất ở Long Giao. Tinh thần bất khuất cùa anh Kha Tư Giáo trong hơn 1 năm bị đày đọa từ Thành Ông Nam, đến Phú Quốc rồi Long Giao khiến bọn cai tù khốn đốn đã chứng tỏ rằng: 
“Đừng nên sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ”. VPY